Sẽ làm 6 cụm cảng biển lớn kết nối các tuyến cao tốc trong 10 năm tới
Thứ Hai, 11/10/2021| 12:05Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra mới đây, Bộ Trưởng Bộ GTVT khẳng định, sẽ thực hiện quy hoạch 6 cụm cảng biển chính trong giai đoạn này.
Cụ thể, cụm cảng số 1 sẽ tập trung nâng cấp hệ thống cảng biển Hải Phòng. Đưa cảng Lạch Huyện trở thành cảng phục vụ riêng hàng container. Cảng Đình Vũ - sông Cấm được tiếp tục duy trì, phục vụ KCN tại khu vực. Hàng rời, hàng lỏng, hàng khí, định hướng sẽ chuyển về khu vực Nam Đồ Sơn, Văn Úc.
Riêng đối với khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc, đây là điểm đột phá tại quy hoạch lần này. Khu bến được quy hoạch, hình thành không chỉ thúc đẩy sự phát triển các khu/cụm công nghiệp phía Nam cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mà còn là động lực thúc đẩy công nghiệp phát triển ở cả tỉnh Thái Bình tiếp giáp.
Cụm cảng tiềm năng thứ 2 là Thanh Hóa. Với lợi thế có cảng hàng không (CHK) Thọ Xuân, Khu kinh tế Nghi Sơn đang phát triển mạnh cùng một loạt các dự án giao thông đã và sẽ nghiên cứu triển khai như cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Cụm cảng thứ 3 là cụm cảng Đà Nẵng với lợi thế kết nối gần nhất với Nam Lào, Bắc Campuchia, kết nối ngã 3 Đông Dương qua Thái Lan. Cùng với CHK quốc tế Đà Nẵng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường cao tốc Bắc - Nam đi qua, cụm cảng Đà Nẵng sẽ là động lực kinh tế, thu hút đầu tư phát triển vùng.
Thứ 4 là cảng biển Khánh Hòa với khu vực Vân Phong.
Cụm cảng thứ 5 là Cái Mép-Thị Vải, đây là cụm cảng được kỳ vọng kỳ vọng rất lớn thời kỳ này. Cơ hội còn rộng mở hơn nữa khi một loạt các dự án đường cao tốc đang được xem xét triển khai như: Biên Hòa - Vũng Tàu; đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành qua Bình Dương, Bình Phước, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài qua Campuchia’, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận định.
Cụm cảng số 6 là cảng Trần Đề. Hiện nay, ĐBSCL có cảng hàng không quốc tế Cần thơ, có đường thủy phát triển, có hệ thống đường bộ nhưng chỉ có cảng Cái Cui, năng lực tiếp nhận tàu hạn chế. Hàng hóa khu vực muốn xuất khẩu qua châu Âu, Mỹ phải về Tp.HCM và Cái Mép - Thị Vải, chi phí vận tải quá lớn./.
(HNMO)
Xuất khẩu nông sản của Campuchia 9 tháng tăng hơn 46% so với cùng kỳ
Tổng khối lượng xuất khẩu nông sản của Campuchia trong trong 9 tháng qua đã tăng 46,47% so với cùng kỳ năm 2020, bất chấp những khó khăn kinh tế-xã hội do đại...
Campuchia xem xét giảm thời gian cách ly với nhà đầu tư
Các bộ, ban ngành liên quan của Campuchia ngày 1/10 đã kiểm tra và thảo luận về việc giảm thời gian cách ly đối với nhà đầu tư nước ngoài đã tiêm phòng...
Hợp tác quốc tế giữa VIOD và đối tác Malaysia nhằm thúc đẩy quản trị công ty xuyên quốc gia
Trong bối cảnh COVID-19, thì quản trị công ty tốt, trong đó cốt lõi là quản trị rủi ro và quản trị khủng hoảng tốt, sẽ là vũ khí giúp các doanh nghiệp có thể...
Bất ngờ vượt Mỹ, Trung Quốc, hàng Campuchia ùn ùn đổ về Việt Nam
Các mặt hàng nông sản Campuchia như hạt điều, hạt tiêu, thóc, chuối, xoài... đang ồ ạt sang Việt Nam. Campuchia bất ngờ vượt qua Mỹ, Trung Quốc trở thành quốc...
Nghịch lý nhập siêu từ Campuchia
Campuchia là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhưng trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã chuyển vị thế từ xuất siêu...
9 tháng năm 2021, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng hơn 32%
Trong 9 tháng năm 2021, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 572,3 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2020.