Bộ Ngoại giao nói về thỏa thuận 15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh
Thứ Sáu, 16/12/2022| 14:21Việt Nam cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP).
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thỏa thuận 15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ JETP.
Đây là bước đi cụ thể để huy động nguồn lực tài chính và công nghệ nhằm góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường và hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, với sự hỗ trợ của quốc tế.
Việc thông qua tuyên bố chính trị cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ, nhất quán và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam chung tay giải quyết một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay.
Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, tiến trình chuyển đổi năng lượng đặt ra rất nhiều thách thức đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục trao đổi và hợp tác với các nước và các đối tác quốc tế khác, trên cơ sở công bằng, công lý, bình đẳng, cùng có lợi, để vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa giảm phát thải nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam và Nhóm đối tác quốc tế (IPG) bao gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italy, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch đã ký kết thỏa thuận JETP.
Trước mắt, JETP sẽ huy động 15,5 tỷ USD nguồn tài chính từ khối tư nhân và chính phủ trong 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam.
JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu mới, gồm: Đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến từ năm 2035 lên 2030; giảm tới 30% phát thải hằng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn và đẩy nhanh đỉnh phát thải sớm thêm 5 năm vào năm 2030; giới hạn công suất điện than của Việt Nam ở mức 30,2 GW từ mức kế hoạch dự kiến là 37 GW; đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ mức kế hoạch 36% hiện tại.
Khoảng 500 triệu tấn khí thải sẽ được cắt giảm vào năm 2035 nếu các mục tiêu này được hoàn thành./.
(VTV.VN)
- Từ khóa
bộ ngoại giao
Thông qua Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
Tại phiên bế mạc sáng 16/12, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã được biểu quyết thông qua.
Miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng với ông Trần Phước Sơn.
Công bố danh sách Ban Thường vụ T.Ư Đoàn khóa XII
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đoàn khóa XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã họp, bầu ra Ban Thường vụ T.Ư Đoàn gồm 33 ủy viên.
Đẩy mạnh đổi mới, nâng chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập
Chiều 15/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng...
Sau thi tuyển chức danh lãnh đạo, cần thêm gì?
TP.HCM vừa mới sửa đổi, bổ sung đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để cán bộ, công chức, viên chức ngoài...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Công chúa Vương quốc Bỉ Astrid
Sau cuộc gặp chiều 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Công chúa Astrid đã đồng chủ trì Diễn đoàn Doanh nghiệp nhằm kết nối hợp tác đầu tư-kinh doanh giữa Bỉ...