Đường về nhà nguy hiểm nhất Việt Nam trên núi cao xã Cán Chu Phìn huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang
Chủ nhật, 3/10/2021| 12:52Ngôi làng trên núi cao với 25 hộ dân sinh sống. Đây là một bản biệt lập hoàn toàn thuộc bản Đề Chia, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Đường về bản gần nhất phải leo qua những chiếc thang trên vách đá cao hàng trăm mét, nhiều đoạn vách đá gần như thẳng đứng, gập ghềnh. Người dân tại đây làm những con đường mòn nhỏ men theo núi đá, một bên là vực con sông Nho Quế.
Từ mấy trăm năm trước người H’Mông đã chọn núi cao trên Hà Giang để sinh sống, vì vậy cuộc sống của họ chủ yếu bằng nghề nương rẫy, trồng cây ngô làm nương thực chính, ngoài ra còn trồng các loại cây như khác như cải, đậu, khoai và một số cây ăn trái như mận, lê, táo, đào.
Đây có lẽ là đoạn nguy hiểm nhất trên hành trình đường về nhà của đồng bào Mông, con đường về nhà này đã được mệnh danh là con đường 9 thang hay là khu vực 9 thang. Mỗi khi xuống núi và trở về nhà, những đồng bào Mông nơi đây phải leo qua những bậc thang tự chế bằng những thân tre thẳng đứng theo vách núi. Nhiều người ví von rằng đây không thể gọi là đường được mà phải gọi là đường “cầu khỉ” mới đúng. Bởi những chiếc thang bằng tre được chắp nối sơ sài dựng rát vào núi đá.
Tiếp tục là những bậc thang tự chế bằng tre, bậc thang thứ 2 trong hành trình về nhà có vẻ chắc chắn hơn khi được gia cố bằng một thanh sắt và có phần lan can vịn với thân tre, nhiều phượt thủ gọi vui rằng đoạn này barrier có phần chắc chắn hơn. Để leo lên được người thực hiện phải khéo léo nhịp nhàng, chân trụ thật chắc, tay vịn vào lan can.
Đoạn đường nguy hiểm này chỉ là một rìa đá nhô ra tầm 30cm, đủ đặt bàn chân để bước qua và muốn đi qua được chỗ này phải nép sát vào vách đá và dùng tay bám chắc vào các mỏm đá ven núi, di chuyển thật chậm rãi chính xác.
Những thửa ruông bậc thang được kè bằng những phiến đá nhỏ nối tiếp nhau rất đẹp và ngăn nắp được đồng bào người Mông gieo trồng ngô. Phía dưới xa xa là dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải luạ màu xanh ngắt.
Chỉ cần đi bộ thôi đã thấy mệt và đáng sợ, nhưng những người đồng bào nơi đây vẫn đi lại thoăn thoát, thậm chí còn gùi trên vai những gùi hàng nặng trĩu để đi qua những con đường như này. Hàng ngày những người dân nơi đây vẫn đi lại, sinh hoạt, thậm chí những đứa trẻ trên bản ngày nào cũng gùi quần áo xuống dòng sông Nho Quế tắm giặt. Nhiều đoạn đường đi qua chỉ có thể dùng tay bám vào mỏm đá, nhiều mỏm đá bên vách núi đã nhẵn bóng theo thời gian. Chỉ một sơ suất nhỏ khi không chú ý thì không biết chuyện gì sẽ xảy xa khi dưới kia là vực sâu cùng rất nhiều vách đá lởm chởm. Nhất là thời tiết những hôm mưa gió thì quả là cực hình mỗi khi đi lại, thậm chí là không thể đi được bởi những mỏm đá có thể sạt lở bất cứ lúc nào.
Trải qua quãng đường nguy hiểm bạn lạc vào một ngôi làng thanh bình như trong câu chuyện cổ tích bước ra vậy. Những nếp nhà cực chất, vách được dựng bằng gỗ, mái ngói hoặc mái pro xi măng, ngăn nắp, phía trước mỗi ngôi nhà củi được chất đống để trữ cho việc đun nấu và sưởi ấm vào mùa đông. Dưới bếp thường được chất rất nhiều ngô để trữ cho nuôi trồng và dùng để nấu ăn hàng ngày. Người H’Mông thường chế biến ngô thành hai loại lương thực chính là mèn mén (dùng thay cơm) và làm bánh trong những ngày lễ tết, hội hè. Cũng giống như nhiều đồng bào miền núi khác, người H’Mông luôn chịu thương chịu khó làm ăn, tận dụng từng chút đất ít ỏi trên đá để gieo trồng.
Rất nhiều đá được xếp khéo léo thành hàng rào xung quanh nhà, nét đặc trưng của đồng bào vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Hàng rào đá giúp để bảo vệ mùa nắng không nóng, mùa lạnh bớt rét. Đặc biệt tường đá chắc chắn che được gió rất tốt. Bên hàng rào đá đồng bào Mông thường trồng những cây đào, cây mơ, cây mận. Khi mùa xuân về hoa nở mỗi ngôi nhà như được tô điểm thêm nét đẹp nguyên sơ thơ mộng với sắc trắng của hoa mai, hoa mận, sắc đỏ hoa đào, hòa quyện lại tạo nên bức tranh thiên nhiên độc đáo chỉ cao nguyên đá mới có.
Tuổi trẻ chúng ta hãy đi và khám phá hết Việt Nam, khám phá để thêm hiểu thêm yêu tổ quốc, có như vậy chúng ta mới có những động lực, có suy nghĩ, có tầm vóc để làm giầu, cũng như giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Để thế giới bạn bè thán phục yêu thêm đất nước và con người Việt Nam./.
Ngọc Lương
- Từ khóa
núi cao
cán chu phìn
Ngô bảy sắc cầu vồng "đẹp lạ"
Loại ngô bảy sắc cầu vồng có tên Glass Gem nổi tiếng khắp thế giới từ năm 2010. Màu sắc đẹp mắt của giống ngô đặc biệt này khiến mọi người vô cùng yêu thích.
Mùa cỏ cháy tại Bình Hương - Khúc đắm say của Quảng Ninh
Mùa cỏ cháy tại đỉnh Bình Hương luôn nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ, thơ mộng như những thước phim và luôn được du khách “săn đón” khi có cơ hội ghé thăm Quảng...
Khám phá Mã Pì Lèng Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam
Bạn lên Hà Giang mà chưa đặt chân đến Mã Pì Lèng thì về xuôi bạn sẽ phải khóc mấy ngày vì tiếc nuối. Nghe câu nói đó thôi đã hấp dẫn tất cả du khách khi đến...
Người Hà Nội đi cắm trại trở lại
Ngay khi thành phố cho phép hoạt động ngoài trời, nhiều nhóm bạn và gia đình có con nhỏ đã tới hồ Hàm Lợn, bãi cỏ cầu Vĩnh Tuy, Ba Vì... dã ngoại.
Ngắm khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam mới được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tu viện cổ "treo lơ lửng" trên vách đá cao 1200 m
Tu viện Sumela nằm lơ lửng trên vách đá cao 1200 m ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất vùng Trabzon.