Thêm nỗ lực cải thiện năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam
Thứ Tư, 15/6/2022| 10:05Ngày 14-6, Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã ký kết Biên bản ghi nhớ “Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô” nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô.
Đây là năm thứ ba, thỏa thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước được ký kết. Triển khai từ năm 2022 đến 2023, dự án lần này gồm các hoạt động chính: Sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất và lập danh sách nhà cung cấp tiềm năng về phụ tùng, linh kiện ô tô để kết nối với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam; tổ chức các chuyến thăm thực tế tại Nhà máy Toyota Việt Nam và nhà cung cấp nội địa của Toyota; hỗ trợ tham gia đào tạo theo một số chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam.
Ngoài ra, trong năm nay, dự án có thêm một hoạt động mới là chương trình “Hỗ trợ cải tiến hoạt động” cho một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô. Theo đó, Toyota sẽ tiến hành hỗ trợ theo chiều sâu bằng cách cử chuyên gia tới làm việc cụ thể và định kỳ tại doanh nghiệp, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cải tiến. Hiện, danh sách các nhà cung cấp của Toyota đã lên tới con số 46, trong đó có 6 nhà cung cấp Việt Nam, tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 720 sản phẩm các loại.
Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp các nhà cung cấp phụ tùng linh kiện, trong giai đoạn 2005-2019, Toyota cũng đã phối hợp cùng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình “Monozukuri” (Bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Chương trình đã tổ chức 166 khóa đào tạo cho gần 2.000 học viên đến từ gần 200 doanh nghiệp và trường đại học. Bên cạnh đó, chương trình đã thực hiện thành công các mô hình cải tiến thí điểm tại 7 doanh nghiệp, giúp ứng dụng thành công Phương thức sản xuất Toyota vào thực tiễn sản xuất và đạt được những tiến bộ đáng kể.
Kể từ năm 2020, sau nhiều năm được Toyota chuyển giao về mặt chuyên môn, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục thực hiện chương trình.
(Theo Hà Nội mới)
Loay hoay trong tư duy đóng khung khiến DN gặp khó khi đổi mới sáng tạo
Theo đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp (DN), đặc biệt...
Páo dung - khát vọng của người Dao
Páo dung trong tiếng Dao nghĩa là ca hát. Qua những câu hát Páo dung giản dị, mộc mạc, nhiều thế hệ người Dao đã nối nhau truyền tải tâm tư, tình cảm, ước muốn...
Khát vọng cống hiến của các thế hệ học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Có những người thành danh ở trời Tây, có người thành công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin ở trong nước, có người lại lặng thầm chở...
Khát vọng sáng tạo đóng góp giải pháp công nghệ cho đồng tiền số quốc gia
Nắm bắt xu thế phát triển đồng tiền số quốc gia (CBDC) mà nhiều nước đang thực hiện, các kĩ sư trẻ của TCT Dịch vụ số Viettel (VDS) đang nỗ lực nghiên cứu,...
Việt Nam đứng đâu trên bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp thế giới?
Việt Nam có thể vượt Thái Lan để đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á trên bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp thế giới vào năm tới nếu vẫn duy trì tốt sự tăng...
Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ Bắc Giang, Hải Dương quảng bá vải thiều tới bạn bè quốc tế
Sáng ngày 09/6/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương về công tác tổ chức sự kiện...