Hà Nội phấn đấu có thêm từ 20-30 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
Thứ Bảy, 31/12/2022| 16:51Mỗi quận, huyện, thị xã của Hà Nội phát triển tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mới trở lên; xây dựng thí điểm 5 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP.
Sản phẩm của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. (Ảnh: Phương Anh/TTXVN)
Nhằm thúc đẩy sản xuất khu vực nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội phấn đấu năm 2023 sẽ phát triển thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
Hằng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mới trở lên; đồng thời xây dựng thí điểm 5 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các huyện Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
Các năm 2024, 2025, ủy ban nhân dân các huyện còn lại phấn đấu xây dựng, phát triển trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (ít nhất mỗi một huyện sẽ có một trung tâm).
Việc phát triển mỗi huyện, thị xã sẽ có ít nhất một trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất, kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất-chế biến, tiêu thụ sản phẩm (thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế) trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn. Từ đó góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt, tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội./.
(TTXVN/Vietnam+)
- Từ khóa
hà nội
Cần làm gì để tận dụng tối đa thuận lợi có được từ EVFTA
Sáng 27/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA.
Cần giải pháp đồng bộ phát triển nghề làm nước mắm Phú Quốc
Hiện nay, nước mắm Phú Quốc tiêu thụ chậm trên thị trường, không ổn định, chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các loại nước mắm truyền thống ở những vùng miền...
Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng
Đến cuối năm 2022, hầu hết các tổ chức tín dụng đã đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng trong hoạt...
Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB
Sáng nay 27-12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023. Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...
Bất động sản được kỳ vọng phục hồi trong 2023
Nhờ được tháo gỡ pháp lý, thị trường bất động sản được dự báo dần hồi phục trong năm sau.
Kinh tế số đóng góp khoảng 14,26% vào GDP Việt Nam năm 2022
Năm 2022, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 3.893.595 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2021 và gấp 1,5 lần so với dự báo tốc độ tăng trưởng...