Lo ngại tác dụng 'ngược' nếu siết cho vay bất động sản
Thứ Bảy, 7/5/2022| 14:25Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh vừa có kiến nghị liên quan tới việc siết tín dụng vào thị trường bất động sản của các ngân hàng thương mại thời gian gần đây.
Theo Hiệp hội, ảnh hưởng đầu tiên sẽ là người thực sự có nhu cầu mua nhà, khi họ khó vay tiền ngân hàng và giá nhà có thể bị đẩy lên cao. Nhiều ý kiến chuyên gia cũng cho rằng, lành mạnh hóa lĩnh vực tín dụng bất động sản là chủ trương hợp lý, nhưng nếu "khóa van" một cách cực đoan có thể sẽ khiến thị trường đình trệ, dẫn tới không ít rủi ro.
Khảo sát từ nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, 90% người mua nhà hiện nay đều cần đến giải pháp "đòn bẩy tài chính", tức phải đi vay tiền để mua nhà.
Thực tế, chủ trương của một số ngân hàng là chỉ siết cho vay với người mang tiền đi đầu cơ đất, nhưng vẫn tiếp tục cho người dân có nhu cầu mua nhà, sửa nhà được vay. Tuy nhiên, sẽ khó để các ngân hàng xác định ai có nhu cầu thật, ai vay để đầu tư. Bởi vậy, không ít người có nhu cầu vay mua nhà thật sẽ bị ảnh hưởng, khi bị đánh đồng là vay tiền đầu cơ, khiến họ khó vay vốn.
Còn đối với doanh nghiệp bất động sản, khó khăn sẽ càng chồng chất, nhất là khi đang trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19. Nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu. Lúc này việc siết tín dụng bất động sản có thể gây tác dụng ngược.
Nhiều ý kiến chuyên gia cũng cho rằng, lành mạnh hóa lĩnh vực tín dụng bất động sản là chủ trương hợp lý, nhưng nếu "khóa van" một cách cực đoan có thể sẽ khiến thị trường đình trệ, dẫn tới không ít rủi ro. Ảnh minh họa.
"Rõ ràng tiền vốn đầu tư vào bất động sản thì một phần khá quan trọng là hệ thống của các tổ chức tài chính như tín dụng hay các quỹ tài chính khác; một phần là của các nhà đầu tư thứ cấp khi họ mua hàng đóng góp vào cho các quỹ đầu tư. Khi chúng ta thắt chặt lại các dòng tín dụng đương nhiên các nguồn vốn mới hình thành dự án mới sẽ khó khăn hơn", ông Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định.
Một số ý kiến khác cho rằng, bất động sản đang chiếm 14% GDP và tác động đến 35 - 40 lĩnh vực kinh tế khác. Thực tế, phần lớn những người vay vốn mua bất động sản đều có nhu cầu mua nhà để ở; trong đó, chủ yếu là mua chung cư và thế chấp bằng chính tài sản đó.
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng cho hay: "Bất động sản không phải cái gì cũng xấu, cái gì cũng rủi ro. Trong đó phân khúc bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp vẫn phát triển tốt và tổ chức tín dụng vẫn cho vay. Năm ngoái, tăng trưởng tín dụng vào bất động sản là 12%, trong đó 2/3 cho vay liên quan đến nhà ở, còn 1/3 cho vay để đầu tư bất động sản".
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng kiến nghị, các các dự án tốt có phương án kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng, minh bạch thì cần được các ngân hàng xem xét cấp tín dụng kịp thời. Còn nếu bị cắt tín dụng đột ngột, các chủ đầu tư chắc chắn sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn, dẫn đến nguồn cung nhà đất tung ra thị trường bị hạn chế, càng đẩy giá nhà tăng cao./.
(VTV.VN)
- Từ khóa
siết cho vay bất động sản
Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt gần 18 tỷ USD
4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế khi đạt kim ngạch 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chưa nộp 100 tỷ đồng 'thể hiện thiện chí'
Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega đã hứa sẽ nộp 100 tỷ đồng tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm trước 30/4 nhưng đến nay vẫn chưa nộp vì không...
EVN mua điện từ Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 của Dầu khí Việt Nam
Đến ngày 12/4/2022, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã được tổng thầu EPC bàn giao cho chủ đầu tư để sẵn sàng đi vào vận hành thương mại toàn nhà máy.
Giá vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh tới 420.000 đồng mỗi lượng
Giá vàng thế giới phiên giao dịch hôm nay tăng mạnh lên 1.900 USD đã kéo theo hai thương hiệu vàng trong nước điều chỉnh tăng từ 300.000-420.00 đồng mỗi lượng.
Báo Đức đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc sau đại dịch COVID-19
Báo Finanzmarktwelt của Đức đăng bài viết nhấn mạnh kinh tế Việt Nam, bao gồm ngành sản xuất, ngoại thương và du lịch nội địa đều "bùng nổ," nhiều DN quốc tế...
Ngân hàng đua nhau nâng lãi suất tiết kiệm
Gần đây, 12 trong hơn 30 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng cao nhất lên đến 0,7% một năm.