Lý do giá nhà chung cư leo thang
Thứ Năm, 2/9/2021| 8:05Căn hộ bán mùa dịch đội giá 12-14%, thậm chí lập kỷ lục do chi phí phát triển dự án tăng, quỹ đất và nguồn cung hạn chế.
Giữa đợt dịch bùng phát lần thứ tư, giá chào bán căn hộ trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) tại TP HCM vẫn tiếp tục chu kỳ tăng nhanh. Thị trường ghi nhận nhiều dự án tăng giá trong quý II ở cả phân khúc nhà cao cấp, trung cấp lẫn bình dân.
Trong đợt dịch diễn biến phức tạp này, thị trường ghi nhận một dự án hạng B (trung cấp) tăng giá 14% so với đợt mở bán đầu năm, lập vùng giá 3.200 USD một m2 và một dự án hạng C (bình dân) tăng giá 12% so với quý trước, đạt 1.800 USD một m2.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Xây dựng ghi nhận loạt dự án hạng A (cao cấp) và hạng sang tại TP HCM trong quý II cũng thiết lập mặt bằng giá kỷ lục. Điển hình là dự án One Central Saigon tọa lạc ngay lõi trung tâm quận 1 có mức giá bán dự kiến khoảng 650-800 triệu đồng một m2. Đây là mức giá cao nhất lịch sử thị trường bất động sản.
Ngoài ra, loạt dự án The River Thủ Thiêm, Venicia tại TP Thủ Đức và Spirit Of Saigon (quận 1) lần lượt ghi nhận mức giá bán 110-150-400 triệu đồng một m2.
Thị trường nhà ở dọc theo tuyến Metro phía Đông TP HCM.
Bà Giang Huỳnh, Quản lý cấp cao bộ phận Nghiên cứu Savills TP HCM xác nhận có khoảng 40% số lượng dự án sơ cấp có giá bán leo thang, số lượng nguồn cung tăng giá khá nhỏ so với tổng nguồn cung. Bà Giang Huỳnh cho rằng có ít nhất 3 nhóm nguyên nhân khiến giá chào bán căn hộ vẫn tăng vọt trong đợt dịch lần thứ tư.
Thứ nhất, việc các dự án sơ cấp có giá bán cao hơn trước, phần lớn đến từ chi phí phát triển dự án có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Thứ hai, quỹ đất phát triển nhà ở hạn chế, chi phí đất tăng cao, lãi vay, thời gian cấp phép dự án kéo dài, dẫn đến chi phí đầu vào và phát triển dự án của doanh nghiệp càng tăng.
Thứ ba, việc thiếu vắng nguồn cung nhà ở mới khiến các dự án đang chào bán có lợi thế cạnh tranh cũng thúc đẩy sự tăng giá cục bộ. Đây là tác động của yếu tố nguồn cung bị thu hẹp do dịch bệnh kéo dài tuy nhiên chưa phản ánh đúng mức về diễn biến cung cầu trên thị trường nhà ở.
Quản lý cấp cao Savills cũng cảnh báo thêm, dù giá chào bán căn hộ tăng lên nhưng tỷ lệ hấp thụ nhà ở tại thị trường TP HCM ghi nhận trong kỳ ở mức rất thấp, chỉ đạt 35% do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư.
Diễn biến này cho thấy, áp lực về nguồn cầu tại thời điểm hiện tại khá lớn. "Nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát, tình hình cung cầu của thị trường sẽ tiếp tục gặp nhiều áp lực trong thời gian tới", bà Giang Huỳnh dự báo./.
(VnExpress)
Kinh tế châu Á và "cơn ác mộng" biến thể Delta
Tốc độ lây lan chóng mặt của biến chủng Delta đang khiến kinh tế châu Á phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ô tô nhập khẩu giảm mạnh
Ô tô nguyên chiếc trong tháng 8/2021 đã giảm mạnh cả về số lượng xe và giá trị.
Xuất khẩu của Vinamilk tăng trưởng ổn định trong đại dịch
Tiếp tục được đánh giá là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong ngành sữa, Vinamilk cho thấy thế mạnh của mình sau gần 25 năm “chinh chiến” ở thị trường quốc tế...
Cắt giảm hội họp, công tác, Quảng Nam tiết kiệm hơn 41,3 tỉ đồng
Quảng Nam quyết định cắt giảm 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước đồng thời tiết kiệm 10% chi thường xuyên.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Bộ Tài chính vừa phát đi thông cáo báo chí về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thông cáo cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có văn bản chỉ đạo...
Sớm hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh
Chính phủ sẽ trình Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) vào tháng 10/2021