Quốc tế đánh giá cao nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam
Thứ Hai, 6/6/2022| 17:51Các tổ chức quốc tế đã có nhiều báo cáo đánh giá cao nỗ lực kiềm chế lạm phát năm nay của Việt Nam nằm trong ngưỡng mục tiêu kiểm soát lạm phát là 4%.
Trong báo cáo với nhan đề "Việt Nam: Phục hồi mạnh mẽ giữa những sóng gió bên ngoài", Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá lạm phát của Việt Nam dự kiến vẫn được kiềm chế dưới 3,5% trong năm nay. AMRO nhận định có được điều này là nhờ kế hoạch sử dụng quỹ bình ổn giá dầu và điều hành giá để bù đắp cho áp lực phát sinh từ những diễn biến về giá năng lượng trên toàn cầu.
Còn trong báo cáo "Vietnam at a glance" tháng 5, Ngân hàng HSBC nhận định, áp lực lạm phát của Việt Nam hiện duy trì ở mức thấp trong khu vực ASEAN.
Với nhu cầu trong nước tiếp tục phục hồi và giá hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức 3,7% trong năm nay. Báo cáo nhận định áp lực giá nhiều khả năng vẫn sẽ nằm dưới mức trần lạm phát 4% của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng HSBC nhận định, áp lực lạm phát của Việt Nam hiện duy trì ở mức thấp trong khu vực ASEAN. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát lạm phát trong năm nay, như đã giảm kịp thời thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Bên cạnh đó, nỗ lực đảm bảo nguồn cung trong nước dồi dào và kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu đã giảm thiểu áp lực lạm phát", ông Brian Lee Shun Rong, Nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng đầu tư Maybank, Singapore, đánh giá.
Giá dầu tăng cao đang tiếp tục thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi năng lượng sạch. Việt Nam có thể đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 có thể giúp Việt Nam không phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu. An ninh năng lượng dài hạn sẽ được cải thiện. Đây là kết luận của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 vừa được công bố.
"Tôi nghĩ đây là một cơ hội cho Việt Nam và tôi hi vọng chúng ta có thể nắm bắt cơ hội này. Châu Âu đã tiến hành quá trình chuyển đổi xanh từ khoảng 20 năm nay. Vì vậy, tôi tin tưởng chúng tôi có thể đem đến những giải pháp tốt cho Việt Nam, cùng hợp tác, chuyển giao công nghệ và cung cấp tài chính", ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhận định.
Bản báo cáo cũng cho biết, việc giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được 42 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050./.
(VTV.VN)
Pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác sang Mỹ có thể được miễn thuế
Theo các nguồn thạo tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tuyên bố miễn thuế 24 tháng đối với các tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ 4 quốc gia Đông Nam Á.
Đưa trái vải thiều tiếp cận công chúng Nhật Bản
Tại Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản diễn ra từ 4 – 5/6 vừa qua, trái vải thiều Việt Nam đã được giới thiệu tới nhiều người dân xứ hoa anh đào.
Người lao động sốt ruột chờ hỗ trợ tiền trọ
Cần gấp rút triển khai chủ trương hỗ trợ tiền thuê nhà để người lao động giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống.
Diễn đàn đường bay Châu Á - Cơ hội vàng để Đà Nẵng kết nối toàn cầu
Trao đổi tại buổi khai mạc “Diễn đàn Phát triển đường bay Châu Á 2022”, ông Steven Small, Giám Đốc Thương Hiệu Routes khẳng định, đây là cơ hội vàng của TP. Đà...
Ngân hàng Nhà nước lo rủi ro lớn khi tín dụng chảy vào bất động sản
94% dư nợ bất động sản là cho vay trung, dài hạn, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên Thống đốc đánh giá đây có thể là một rủi ro.
Tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Dự án đặc thù cần cơ chế đặc thù
Với ý nghĩa quan trọng quốc gia, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ...