Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
Thứ Năm, 21/7/2022| 17:01Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 43/2022/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
Theo đó mức chi cho các nội dung chi đã có văn bản quy định chế độ, định mức chi tiêu: Thực hiện theo các chế độ quy định hiện hành, cụ thể: Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, công tác phí trong nước: Thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Chi công tác phí nước ngoài: Thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
Kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế (Ảnh minh họa)
Một số mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế: việc xây dựng các loại hồ sơ quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP gồm: Hồ sơ trình về việc nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán, xây dựng hồ sơ đề xuất đàm phán ĐUQT; hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc gia nhập điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế; hồ sơ trình về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế; hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế. Mức chi tối đa 10.000.000 đồng/1 bộ hồ sơ, do cơ quan chủ trì trình thực hiện và tính cho sản phẩm hồ sơ cuối cùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Danh mục một bộ hồ sơ thực hiện theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ phức tạp của từng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi phù hợp, tối đa không quá mức chi quy định tại điểm này. Chi soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5 và điểm c, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP tính cho sản phẩm là điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế cuối cùng được ký kết. Soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế: Tối đa 8.000.000 đồng/văn bản. Soạn thảo dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: Tối đa 5.000.000 đồng/văn bản. Soạn thảo mới dự thảo thỏa thuận quốc tế: Tối đa 5.000.000 đồng/văn bản. Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi; Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi; Lấy ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: 500.000 đồng/văn bản số lượng ý kiến tham luận do Thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định và chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả, trong phạm vi nguồn kinh phí được giao. Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: 1.000.000 đồng/báo cáo; Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: 700.000 đồng/báo cáo. Báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế: Tối đa 10.000.000 đồng/báo cáo. Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước: Tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo. Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: Tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo; Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền: Tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo. Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: 1.500.000 đồng/báo cáo; Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: 1.000.000 đồng/báo cáo./.
Công Đảo
Vé máy bay Tết bán sớm, giá cao ngất ngưởng
Dù còn rất xa mới tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, nhưng hiện một số hãng hàng không đã bất ngờ mở bán vé máy bay Tết.
Sản phẩm, doanh nghiệp thăng hạng nhờ thương hiệu
Trong 3 năm trở lại đây, giá trị, thứ hạng thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.
Thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản
Thiếu nguyên liệu đang là một thực tế ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều ngành chế biến nông, lâm, thủy sản từ nay đến cuối năm.
Chỉ dẫn địa lý – bước đệm cho thương hiệu các sản vật địa phương
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU
Những điều kiện thuận lợi tại châu Âu đang là cơ sở để ngành thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần tại thị trường này.
Nhiều người tìm mua bán nhà phố, căn hộ
Sau cơn sốt đất ở các tỉnh vùng ven, nhiều người quay lại TP HCM để tìm mua nhà phố, căn hộ đã bàn giao ở những khu có cư dân đông đúc, đầy đủ tiện ích