Hà Lan ưa chuộng nhiều loại nông sản Việt Nam
Thứ Năm, 18/2/2021| 10:21Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Hà Lan tăng mạnh.
Xuất khẩu nông sản tăng mạnh
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hà Lan không có nhiều biến động, đạt 2,66 tỷ USD, giảm 0,03% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hà Lan đạt 6,85 tỷ USD, giảm 0,14% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hà Lan trong 4 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực đạt 2,4 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan đạt 6,27 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2019.
![]() |
Đáng chú ý, trong nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, hạt tiêu, cao su và gạo sang thị trường Hà Lan sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, thủy sản tăng 20,2%; hạt tiêu tăng 20,9%; cao su tăng 11,9% và đặc biệt là gạo tăng tới 83,7%. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng này đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hạt điều và cà phê trong 4 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực giảm chủ yếu do Hà Lan đã đẩy mạnh nhập khẩu thời gian trước đó.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương - cho biết, EU là một thị trường năng động. Cơ hội hợp tác lớn trong lĩnh vực thương mại rau, củ, quả tập trung trong các mối quan hệ hợp tác với các thương nhân Hà Lan - nơi có dung lượng nhập khẩu từ các nước đang phát triển tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua. Bởi từ lâu nay, Hà Lan đã được coi là cửa ngõ để vào thị trường EU, nơi trung chuyển hàng hóa hàng đầu châu Âu và thế giới, đối với các mặt hàng rau, củ, quả. Đặc biệt, EVFTA đang mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan.
Theo ông Nguyễn Hải Tịnh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hà Lan, Hà Lan là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong EU. Hiện hơn 20% rau quả tươi do các nước đang phát triển cung cấp cho EU thông qua Hà Lan. Từ cảng Rotterdam, điểm nhập khẩu chính, các thương nhân Hà Lan và quốc tế sẽ phân phối sản phẩm đến nhiều nước EU khác.
Cần chuỗi cung ứng mạnh
Theo các chuyên gia, thế mạnh lớn nhất của Việt Nam là có điều kiện thiên nhiên quá ưu đãi để làm ra được những nông sản có chất lượng cao. Người nông dân Việt Nam làm việc cực kỳ chăm chỉ và họ có kỹ năng biết cách trồng và làm cho cái cây, vườn cây của họ lúc nào cũng đẹp, cũng ngon.
Tuy nhiên, việc liên kết giữa phần sản xuất và các khâu trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là khâu sau thu hoạch, hậu cần, logistics… còn yếu. Việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn thiếu sự liên kết.
Tại Hà Lan, để có một chuỗi cung ứng thì từ khâu đầu là nông dân đến khâu cuối là tiêu thụ luôn liên kết khá chặt chẽ nhưng điều này chưa thấy trong những sản phẩm hay chuỗi cung ứng hoặc cách mà Việt Nam xuất khẩu.
Các nhà xuất khẩu cần phải làm việc rất hiệu quả để tạo được chuỗi giá trị không chỉ đạt về chất lượng mà còn phải ổn định. Còn rất nhiều không gian để Việt Nam cải thiện và tăng cường độ chuyên nghiệp.
Xuất khẩu nông sản Hà Lan hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới. Để được như hiện nay, Hà Lan mất gần 100 năm nên Việt Nam chỉ cần đầu tư và đi đúng hướng thì sẽ có lúc đạt được mục tiêu đặt ra.
Để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Hà Lan nói riêng và EU nói chung, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp phải chủ động đi, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trường mình muốn thâm nhập chứ không phải là ngồi đó và bán cái mình có sẵn. Doanh nghiệp nên đến những triển lãm quốc tế về nông sản để tiếp cận, tìm đối tác với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng phải thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm, từ việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang giám sát các mối nguy trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
Để khai thác tối đa cơ hội từ EVFTA mang lại, việc tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản Việt Nam - Hà Lan cũng sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp tiếp cận thị trường Hà Lan cũng như EU, từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này.
Công Thương
Khảo sát: 43% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động
Kết quả khảo sát của công ty nhân sự Nhật Bản Pasona Group Inc. cho thấy hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động.
Tết Cộng đồng người Việt trực tuyến tại Italia
Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức gặp mặt bà con cộng đồng người Việt Nam tại Italia, Cộng hòa Síp và Cộng hòa Malta nhân dịp Tết Tân Sửu...
Indonesia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thủy sản với Việt Nam
Chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong lĩnh nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Hoa Kỳ tiếp tục coi trọng quan hệ với Việt Nam
Việt Nam và Mỹ ngày 5/2 nhất trí tăng cường hợp tác, góp phần đưa quan hệ giữa hai nước phát triển toàn diện và sâu sắc hơn, với trọng tâm là kinh tế, thương...
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam ủng hộ Anh tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với khu vực và sẵn sàng chia sẻ thông tin...
Trao đổi về hợp tác thương mại và năng lượng giữa Việt Nam và Anh
Theo đề nghị của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An vừa có buổi làm việc với ông Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc...