Đến nay Việt Nam còn điều trị, giám sát hơn 1,3 triệu người mắc COVID-19, trong đó có 480 ca nặng. Dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước. WHO vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương trước 1/6 phải hoàn thành cập nhật xác thực thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; Hơn 1,4 triệu F0 đang điều trị, giám sát nhưng chỉ còn 620 ca nặng; TP HCM sẽ ngưng hoạt động của trạm y tế lưu động...
Ngày 17/4 có 154.660 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm; như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 209.638.138 liều; trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.372.379 liều.
Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 mới, ca nặng và tử vong giảm mạnh, hiện có hơn 1.000 trường hợp nặng đang điều trị, thấp nhất so với nhiều tháng qua; Hiện chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi...
Thông tin tại cuộc gặp mặt báo chí về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sáng ngày 13/4, GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ ở nước ta đã mắc COVID-19. Việc tiêm chủng cho đối tượng này được thực hiện sau 3 tháng khỏi COVID-19.
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 6-4 đến 18h ngày 7-4, thành phố ghi nhận thêm 3.635 ca Covid-19 mới, giảm gần 400 ca so với hôm qua, trong đó có 1.250 ca cộng đồng và 2.385 ca đã cách ly.
Theo thống nhất việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người đã là F0 tại cuộc họp về vấn đề này mới đây, với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi hồi phục ít nhất 3 tháng; Đối với các đối tượng trên 12 tuổi sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi hồi phục 3-6 tháng
Hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng bất thường.
Tiêm vaccine phòng Covid-19 hay mắc bệnh đều khiến cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh. Điều này đặt ra câu hỏi trong suy nghĩ của nhiều người, liệu kháng thể này tồn tại trong bao lâu và có cần phải tiếp tục tiêm các mũi vaccine sau khi đã nhiễm bệnh?
Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm rất phức tạp và chưa thể kiểm soát. Bởi vậy, trong lộ trình chuyển các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, Việt Nam cần phải tính toán trên cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách ứng phó phù hợp.
BHXH Việt Nam gửi công văn yêu cầu BHXH các tỉnh, TP tiếp nhận, giải quyết kịp thời, chính xác, đầy đủ quyền lợi cho người lao động mắc COVID-19 theo quy định.
Lợi dụng tâm lý lo lắng của cộng đồng sau khi mắc COVID-19, nhiều tổ chức, cá nhân bán thuốc hoặc bán các gói khám và điều trị di chứng hậu COVID-19. Các chuyên gia khuyến cáo không phải bệnh nhân nào nhiễm COVID-19 đều để lại di chứng.
Tại Công văn số 1782/VPCP-V.I, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc gia hạn thời gian thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế.
Bộ Y tế đang nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc tiêm mũi 4 vaccine COVID-19 cho người dân.
Văn phòng Chính phủ ngày 20-3 đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về các vấn đề: mua vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, thực hiện hợp đồng mua vắc-xin AstraZeneca, việc cấp phép thuốc điều trị Covid-19…
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu khi chuyển COVID-19 sang nhóm B thì các chính sách phải được xây dựng sao cho phù hợp vì loại bệnh này có quá nhiều tính chất đặc thù và phức tạp.
Đến chiều ngày 17/3, cả nước đã tiêm hơn 201 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các tỉnh triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022...
Triệu chứng COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 được biểu hiện ở trạng thái mệt mỏi kéo dài, hụt hơi, ho khan, các triệu chứng về tim mạch và thần kinh, có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Nhiều người mắc COVID-19 hiện nay dù ở thể nhẹ nhưng vẫn sợ "hậu COVID-19" nên đã sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua các loại thuốc bổ, thuốc điều trị trên mạng hoặc qua bạn bè giới thiệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, điều này có thể bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, nguy hiểm đến sức khỏe bởi mỗi người có một thể trạng khác nhau sẽ có cách dùng thuốc khác nhau, kể cả thuốc bổ.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt hiện nay chủng Omicron chiếm ưu thế, nhiều người bị nhiễm COVID-19 đã tự tìm thông tin đơn thuốc điều trị, chủ yếu do những người từng bị F0 truyền tai nhau hoặc nhà thuốc "bán sao dùng vậy".