Trang channelnewsasia (CNA) mới đăng tải bài viết dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng 9,46% lên khoảng 368 tỷ USD.
Ngày 14/9, trang Shoes Report (Nga) đã đăng bài viết mang tên “Xuất khẩu giày của Việt Nam tăng trưởng”. Trong 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu giày của Việt Nam tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 14 tỷ USD. Kết quả này phù hợp với dự báo của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho năm nay, Worldfootwear.com viết.
Trong thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc đăng các bài viết về làn sóng đầu tư nước ngoài và tác động của chúng đến lĩnh vực xuất khẩu tại nước này. Đồng thời cũng thừa nhận vai trò của Việt Nam trong cạnh tranh xuất khẩu trong khu vực.
Chính sách zero-Covid của Trung Quốc trong thời gian qua gây rất nhiều khó khăn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này, chính sách đó lại tạo thêm cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt.
Các doanh nghiệp trong nước đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do, đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại sự tăng trưởng kim ngạch mạnh mẽ.
80% quả vải tươi của Bắc Giang sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng dự đoán năm nay việc xuất khẩu này sẽ gặp khó khăn, do chính sách Zero-Covid từ phía nước bạn. Ngay từ đầu mùa vải năm nay, tỉnh Bắc Giang và các hợp tác xã tại đây đã tính đến việc đầu tư mở rộng diện tích vải đạt chuẩn Global GAP, chuẩn hữu cơ để mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản, EU hay thậm chí là Mỹ.
Vượt qua trở ngại giá chi phí logistic, vật tư đầu vào tăng cao, xuất khẩu gạo những tháng đầu năm đón nhiều tín hiệu khả quan.
Sau 3 năm tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác khá tốt hiệp định này dưới nhiều chiều khía cạnh. Đặc biệt, doanh nghiệp ngành thủy sản đã hưởng lợi tương đối lớn từ hiệp định này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị 1838/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Theo đó việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam đang có những dấu hiệu khởi sắc. Không chỉ được mùa, mà giá bán 2 mặt hàng này của Việt Nam cũng ghi nhận tăng trên thị trường thế giới.
Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là 2 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD.
Hàng thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiêu chuẩn quan trọng nhất là các quy định về an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ để đối tác có thể giám sát.
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 1,5 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ.
Sau đại dịch, Mỹ là thị trường tiềm năng với hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên các DN ngành, nông, lâm thủy sản cần nắm chắc thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2-2022 giảm 12,4% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 4,1%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10%; sản xuất và phân phối điện tăng 8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,8%.
Khu vực dịch vụ dần phục hồi là điều kiện để kích hoạt hoạt động sản xuất, giúp kim ngạch xuất khẩu tiếp tục vị thế dẫn đầu nền kinh tế.
Bộ Công Thương nhận định kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Anh có thể xem là "kỳ tích" trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng vỏ container kéo dài.
Dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, song xuất khẩu của Việt Nam sau 10 tháng vẫn đạt mức tăng trưởng 16,6%, tương đương giá trị gần 268 tỷ USD.