Những trông đợi “bên lề” cấp cao ASEAN
Thứ Sáu, 11/11/2022| 17:11Khu vực mà thế giới đang dồn sự chú ý tới Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40-41 và các hội nghị liên quan bởi những nội dung bàn thảo và quyết định trên bàn nghị sự chính thức mà còn là các cuộc gặp gỡ đáng chú ý, những cuộc gặp lần đầu tiên của “những người mới” - các nhà lãnh đạo lần đầu tham dự sau khi nhậm chức.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan từ 11 đến 13/11 đang tiến hành hội nghị thường niên diễn ra trong 4 ngày với một chương trình nghị sự dày đặc và có khoảng 100 hiệp định, thỏa thuận hợp tác được ký kết trong dịp này. Tuy nhiên, sau 2 năm liên tiếp 2020 và 2021 tiến hành họp theo hình thức trực tuyến bởi ảnh hưởng đại dịch Covid-19, các hội nghị cấp cao lần này đánh dấu sự nối lại các trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa các lãnh đạo sau hơn 2 năm bị gián đoạn do dịch bệnh.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực chứng kiến nhiều biến động, bất ổn. Trong đó nổi lên là đại dịch Covid-19 kéo dài, tình hình Biển Đông, Myanmar, xung đột Nga-Ukraine, bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều hệ lụy đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển.
Cùng với đó, kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi sau đại dịch nhưng chưa bền vững, cơ bản do tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch chuyển trong phương thức hoạt động của các nền kinh tế và thiếu hụt lao động…
Thời gian hơn 2 năm qua, nhiều quốc gia là thành viên hay đối tác tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan cũng có những sự thay đổi nhân sự là nguyên thủ hay người đứng đầu Chính phủ sau bầu cử. Tại Mỹ, ông Joe Biden đã đánh bại đương kim Tổng thống Donald Trump để trở thành chủ nhân mới của Nhà trắng. Ở châu Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có tân Tổng thống và Thủ tướng. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, nhưng chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 20 được cho là sẽ có những điểm khác, điều chỉnh nhất định…
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan vì thế là dịp để các lãnh đạo trao đổi về nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, kiểm điểm và định hướng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, đồng thời để lãnh đạo các cường quốc, đối tác chiến lược, quan trọng của nhau tiếp xúc, gặp gỡ song phương để thảo luận về nhiều vấn đề chiến lược ở khu vực cũng trên toàn cầu.
Trong lần đầu tham dự một “mùa hội nghị thượng đỉnh” cuối năm của khu vực kể từ khi ông nhậm chức tháng 1-2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden bên cạnh tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) với các quốc gia thành viên ASEAN và 8 đối tác thương mại quan trọng của khối này, trong đó có Trung Quốc và Nga, sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ, thảo luận song phương với lãnh đạo nhiều nước trong dịp này. Tổng thống Jode Biden sau khi nắm quyền thay người tiền nhiệm Donald Trump đã có những điều chính lớn đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, song có chính sách vẫn cơ bản được kế thừa từ các chính quyền tiền nhiệm.
Một số số ít ỏi các chính sách ít ỏi không có có nhiều thay đổi lớn là chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Những đường hướng cơ bản định hình trong chính sách xoay trục về khu vực này của Mỹ vẫn tiếp tục được thực thi, dù có những sự điều chỉnh về cách thức thực thi, tiếp cận, trong đó thúc đẩy hình thành các liên minh, hợp tác đối phó với những điều mà Washington cho rằng là thách thức lớn với an ninh và lợi ích chiến lược của nước Mỹ.
Chính sách đối ngoại tăng cường hợp tác với các đồng minh, đối tác được cho sẽ được Tổng thống Joe Biden tái khẳng định trong các cuộc các cuộc gặp thượng đỉnh song phương với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hay hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen… Đồng thời với các cam kết hợp tác song phương, Tổng thống Joe Biden trong các cuộc gặp bên lề các hội nghị cấp cao ASEAN và liên quan được cho sẽ đưa ra đảm bảo về việc chính quyền của ông sẽ tiếp tục duy trì cam kết đảm bảo an ninh và tăng cường vai trò của một đối tác phát triển trong khu vực.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thông qua các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan cũng như gặp gỡ, tiếp xúc song phương sẽ khẳng định chính sách đối ngoại vừa được Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định. Theo đó, Đại hội XX đã nhấn mạnh tới thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới, đẩy mạnh xây dựng cộng đồng chung vận mệnh là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Một trong những cuộc gặp gỡ được chờ đợi là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong bối cảnh quan hệ song phương đang ấm lên. Ông Yoon Suk-yeol sau khi nhậm chức đã “chìa cành ô liu” về phía Nhật Bản khi tuyên bố muốn “cải thiện nhanh chóng” quan hệ giữa hai nước.
Hy vọng, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan cùng các cuộc gặp gỡ song phương bên lề sẽ đóng góp vào nỗ lực chung phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, giúp làm giảm căng thẳng và thúc đẩy hợp tác, an ninh và ổn định ở khu vực.
Dương Hà
Ấn Độ liệu có 'lèo lái' thành công G20 vượt qua thời 'giông bão'
Ấn Độ sẽ tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế lớn (G20). Dư luận thế giới đang chờ đợi nước này sẽ làm thế nào để dẫn dắt tổ chức này trong...
Tái diễn trận 'so găng' Biden - Trump?
Dù kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ có như thế nào, khả năng đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn sẽ tuyên bố ra tranh cử, làm tái...
Tân Thủ tướng Anh liệu có thoát khỏi 'vết xe đổ'
Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã được xác định là sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo ở “xứ sở sương mù”, nhưng những vấn đề trong nội bộ đảng Bảo thủ...
Châu Âu ra sao khi những 'mạch máu' năng lượng ngừng chảy
Một Liên minh châu Âu (EU) bất an bởi khủng hoảng năng lượng đang trở nên chia rẽ không chỉ trong nội khối mà cả với thế giới phương Tây, nhất là sau sự cố rò...
“Đầu tàu” của Châu Âu “run rẩy” khi mùa Đông đến gần
Cùng với việc cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu ngày một nghiêm trọng, gần đây, EU và các nước lớn châu Âu không ngừng tìm cách mở rộng nguồn cung cấp năng...
Tuyên bố của Trung Quốc về eo biển Đài Loan
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp tuyên bố Eo biển Đài Loan không phải vùng biển quốc tế, khác với những tuyên bố từng đưa ra 5 năm trước.