Đưa di sản Hội An vào giảng dạy trong trường học
Thứ Ba, 10/8/2021| 14:04Sau gần 7 năm biên soạn và thử nghiệm, từ đầu năm học tới đây học sinh tại phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) sẽ bắt đầu được học chương trình giáo dục di sản.
Học sinh các trường tiểu học tại Hội An được thực nghiệm chương trình giáo dục di sản
Theo ông Nguyễn Văn Dương - trưởng Phòng GD-ĐT TP Hội An, chương trình và bộ tài liệu mang tên "Giáo dục di sản trong học đường ở Hội An" vừa được UBND TP Hội An cùng các cơ quan chuyên môn thông qua. Trước mắt sẽ áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
Bà Lê Thị Tuấn, cán bộ Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Hội An, cho biết ý tưởng biên soạn chương trình giáo dục học đường cho học sinh phố cổ Hội An được bắt đầu nhen nhóm từ năm 2014. Thời điểm này di sản Hội An đang được thế giới biết đến rất nhiều, sau khi UNESCO vinh danh Hội An thành di sản thế giới (1999). Cùng với công tác bảo tồn, UBND TP Hội An yêu cầu phải xây dựng ý thức di sản cho thế hệ kế nghiệp Hội An trong tương lai.
Từ đây, Phòng GD-ĐT, Phòng văn hóa thông tin, Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An được yêu cầu lên kế hoạch khảo sát, biên soạn tài liệu. Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam được mời vào phố cổ Hội An cùng với các thầy cô giáo, cán bộ bảo tồn thảo luận chuyên môn, lên khung cho bộ tài liệu.
Bộ tài liệu này dày 160 trang, nội dung được thiết kế hai phần chính. Phần 1 tập trung giới thiệu chung về bộ tài liệu, phần 2 dành cho nội dung chi tiết về 10 chủ đề học tập. Học sinh sẽ được học hai chủ đề liên quan về di sản văn hóa Hội An như đình, chùa, hội quán, nhà thờ tộc, lăng, nhà cổ, làng nghề và một số loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở phố cổ...
Theo bà Lê Thị Tuấn, ngoài tài liệu chính thì việc giáo dục di sản còn bổ sung một số tiết học tiếng Anh về di sản giúp học sinh có thêm kiến thức. Di sản Hội An chiếm một lượng khách quốc tế rất lớn, lên tới hàng triệu mỗi năm, nên việc gọi tên di sản bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn di sản.
Theo UBND TP Hội An, tính tới nay đã có 3.200 học sinh của 14 trường học trên địa bàn Hội An được thực nghiệm chương trình giáo dục di sản. Phòng GD-ĐT Hội An đang tích cực tập huấn để sẵn sàng cho năm học tới đây. Trước mắt học sinh cấp tiểu học sẽ được học, sau đó chương trình giáo dục di sản sẽ được biên soạn mở rộng ra học sinh THCS, THPT./.
Những phong tục đón khách kỳ lạ của người Maori
Văn hóa đảo, đặc biệt đa đảo tới nay vẫn huyền bí và thú vị nhất trên thế giới, bởi khá nhiều điều lạ mắt.
Chiến lược phát triển văn hóa cần chú trọng phát huy văn giá trị văn hóa truyền thống với giới trẻ
Chúng tôi mong mỏi, việc "Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới,...
Thước phim thấm đẫm nỗi đau da cam
"Chất độc màu da cam năm xưa, đã giết chết mẹ tôi trong một trận càn, để lại cho tôi đứa em cút côi. Nhưng giờ đây dư âm của chiến tranh là chất độc màu da...
“Hưn mạy” - nhạc cụ truyền thống của người Kháng ở Quỳnh Nhai
Cộng đồng dân tộc Kháng ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La có trên 4.000 người, hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, với các lễ hội, làn điệu dân ca,...
Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn
Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội đủ các yếu tố...
Tăng cường lan tỏa thông điệp tích cực trong phòng, chống Covid-19
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19.