Các bài học quý từ những mô hình điều trị COVID-19 tại Việt Nam
Thứ Hai, 27/12/2021| 8:01Gần 2 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19 với 4 lần bùng phát mạnh, nhìn lại các mô hình điều trị F0 đã triển khai tại Đà Nẵng cho tới Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và tại Trung tâm hồi sức tại TP.HCM, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý để tiếp tục “cuộc chiến” chống lại dịch bệnh có thể còn kéo dài.
Nhìn lại hành trình chống dịch COVID-19, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn bộ nhân dân, chúng ta gần như đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Qua đó, Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, kinh tế dần phục hồi và phát triển.
Nhìn lại các mô hình phòng chống dịch COVID-19 đã triển khai tại các địa phương, TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 cho biết: “Việc xây dựng hệ thống bệnh viện dã chiến được cho là mô hình đem lại hiệu qua cao. Qua đó, các bệnh bệnh dã chiến đâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả theo cấp độ dịch tại địa phương, và toàn quốc; Ngăn chặn và phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, khoanh vùng và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong; hạn chế, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội”.
TS.BS Đỗ Ngọc Sơn đã nhấn mạnh vấn đề, phong tỏa bệnh viện. Cụ thể, nếu thời gian phong tỏa càng dài, nguy cơ mất khả năng cung cấp dịch vụ y tế càng tăng, ảnh hưởng không những đến bệnh nhân COVID-19 mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân khác.
Lây nhiễm trong bệnh viện gặp trên các nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, nhiều bệnh nền ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị COVID19, tăng nguy cơ tử vong. Cần giải quyết nhanh chóng các ca F1, giảm tải cho bệnh viện bị phong tỏa, giảm bớt gánh nặng cho công tác điều trị và hậu cần.
Theo TS.BC Đỗ Ngọc Sơn, mô hình chống dịch Đà Nẵng đã để lại những bài học về COVID-19 lây nhiễm trong bệnh viện và nhóm bệnh nhân thận nhân tạo.
Bên trong Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn
Qua đó, Việt Nam cần tiếp tục xem xét, dự báo tình hình dịch, tỷ lệ bệnh nhân ở các mức độ, đặc biệt ở mức độ nặng và nguy kịch là khâu rất quan trọng trong xây dựng chiến lược ứng phó COVID-19 nói chung và xây dựng và thiết kế bệnh viện dã chiến nói riêng".
Bệnh viện quận huyện, bệnh viện đa khoa vẫn là lựa chọn tốt nhất để xây dựng bệnh viện dã chiến đáp ứng nhu cầu của cả bệnh nhân nhiễm trong bệnh viện và trong cộng đồng.
Lần đầu tiên mô hình bệnh viện dã chiến được xây mới hoàn toàn được triển khai cho nhiều bài học về thiết kế, tổ chức thực hiện và triển khai đồng bộ (pháp lý, vật tư trang thiết bị, nhân lực y tế, tình nguyện viên, đảm bảo công tác chống nhiễm khuẩn, chất thải y tế và phòng tránh cháy nổ).
Cũng theo bác sĩ Sơn, mô hình tiếp cận chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp lần đầu được áp dụng tại Hải Dương, sau đó được phát huy cao hơn tại Bắc Ninh và Bắc Giang và cũng đem lại hiều hiệu quả phòng chống dịch bệnh thiết thực.
TS.BS Đỗ Ngọc Sơn ví mô hình này là mô hình điều trị tháp 3 tầng, đặc biệt có hiệu quả khi số ca nhiễm tăng cao, gây quá tải hệ thống tiếp nhận và điều trị COVID-19. Qua đó, điều trị Corticoid, dự phòng chống đông sớm, đảm bảo dinh dưỡng, theo dõi sát bệnh nhân nhằm phát hiện dấu hiệu chuyển nặng để chuyển tầng là những biện pháp quan trọng cần được thực hiện đồng bộ và nhất quán. Tháp 3 tầng lần đầu được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề điều phối là quan trọng đảm bảo vận chuyển an toàn giữa các tầng.
Mô hình điều trị F0 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID–19 đã mang lại nhiều hiệu quả.
Bên cạnh đó, TS. BS Đỗ Ngọc Sơn cũng đề cập đến mô hình Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID–19. Được biết, mô hình này ra đời khi dịch bùng phát mạnh mẽ tại thành phố Hồ Chí Minh. Với mô hình này, những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút như hệ thống điều phối vận chuyển bệnh giữa các tầng, vận chuyển an toàn có những thời điểm chưa đáp ứng được gây quá tải các trung tâm HSTC. Mô hình cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ở giai đoạn muộn, nhiều biến chứng tạng, nhiễm trùng bệnh viện từ các tầng thấp.
Được biết, trong giai đoạn đầu, mô hình cũng còn nhiều bất cập như: Quy trình phối hợp giữa các bộ phận của Trung tâm còn nhiều bất cập, triển khai kĩ thuật gặp nhiều khó khăn và chưa kịp thời; trình độ của nhân viên y tế khi đó cũng không đồng đều, đặc biệt thiếu nhân lực hồi sức cấp cứu có kinh nghiệm và kĩ năng xử trí bệnh nhân ARDS do COVID-19; thiếu các thiết bị, vật tư thuốc đặc hiệu cho các kĩ thuật ECMO, lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ, kháng thể đơn dòng (Tocilizumab).
Tuy nhiên, sau thời gian xem xét, khắc phục thiếu sót, mô hình Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID – 19 cũng mang lại hiệu quả, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng.
T.Đ
TP HCM nỗ lực biến “đỏ” thành “xanh” thông qua mô hình tổ tự quản nhân dân
Nguy cơ dịch tại TP HCM đang giảm từ cấp 3 xuống cấp 2, số ca mắc mới giảm, thành phố không còn quận huyện "vùng cam". Để đạt được điều này, phải kể đến những...
Chuyên gia hướng dẫn F0 dùng thuốc khi điều trị tại nhà
Hiện không chỉ Hà Nội mà rất nhiều tỉnh, thành khác đều đang có số lượng lớn F0 điều trị tại nhà. Nhiều bệnh nhân vẫn còn thắc mắc về cách dùng thuốc điều trị...
Hà Nội: Hơn 5,1 triệu lượt đối tượng khó khăn vì dịch COVID-19 được hỗ trợ
Thành phố Hà Nội đã hỗ trợ tiền mặt và cho vay cho trên 5,152 triệu lượt đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 với tổng kinh phí 6.130 tỷ đồng. Bên...
Nâng cao ý thức phòng chống dịch COVID-19 là tự bảo vệ chính mình
Cuộc chiến "chống giặc" COVID-19 vẫn còn tiếp diễn, để tiếp tục giữ vững những thành quả đạt được, bên cạnh những chỉ đạo, biện pháp của Đảng và Nhà nước thì ý...
Bộ đội Biên phòng - "lá chắn thép" chống dịch vùng biên giới
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tiếp tục có một năm thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 xâm nhập qua đường biên giới. Nêu cao tinh thần “chống dịch...
Hà Nội vẫn chủ động trong phòng, chống dịch COVID-19
Theo các chuyên gia, các chiến lược, giải pháp phòng chống dịch của TP Hà Nội vẫn đưa ra trong từng thời điểm thiết thực, có sự điều chỉnh để phù hợp với tình...