Đẩy mạnh xây dựng Dự án Luật giao dịch điện tử sửa đổi và xây dựng Luật dân số
Thứ Bảy, 27/8/2022| 16:31Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng và các nội dung cơ bản của dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Việc sửa đổi Luật nhằm khắc phục những bất cập của Luật giao dịch điện tử hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý để phát triển giao dịch điện tử toàn diện; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng và phát triển giao dịch điện tử. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan, tổ chức liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định cụ thể của dự thảo Luật theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các loại giao dịch điện tử của các chủ thể là Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; bảo đảm giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, chính xác, thuận tiện, phòng ngừa việc lợi dụng, lừa đảo; phát triển các dịch vụ tin cậy và hỗ trợ giao dịch điện tử, hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử.
Hoạt động giao dịch điện tử tại bộ phận một cửa Thành phố Đồng Xoài (Bình Phước). Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN.
Đẩy mạnh giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp, người dân; tăng cường giao dịch điện tử trong tất cả các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy giao dịch trực tuyến các hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng; tạo điều kiện việc khai thác, quản lý, sử dụng dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử; làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương trong hoạt động giao dịch điện tử, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về dự án luật này Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Về đề nghị xây dựng Luật dân số Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật dân số nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành; thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Việc kế thừa và nâng quy định hiện hành lên thành Luật nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý của các quy phạm liên quan đến quyền con người, trách nhiệm của công dân, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước là cần thiết. Các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật cần thể hiện tư duy phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới ở trong nước và quốc tế, có các biện pháp hiệu quả giải quyết xu hướng già hóa dân số, tận dụng lợi thế của cơ cấu dân số vàng phục vụ sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Về dự án luật này Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định pháp luật liên quan, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, bổ sung các chính sách, giải pháp bảo đảm tính toàn diện, thống nhất, khả thi, không chồng chéo, tránh khoảng trống pháp lý; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Dân số bảo đảm tiến độ và chất lượng, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đưa Đề nghị xây dựng Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội khóa XV (trình cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2024 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 Quốc hội khóa XV./.
Thái Bình
Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Việt Nam sẽ nhận 8,4 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng Chín
Báo cáo của đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đến thời điểm này, tổng số mũi tiêm trên toàn quốc là 255.132.271 mũi tiêm; nhóm từ 18 tuổi trở...
Quảng Ninh: Khắc phục các điểm sạt lở do ảnh hưởng của cơn bão số 3
Các địa phương ở Quảng Ninh đang rà soát tình hình, tổ chức khắc phục hậu quả mưa bão, khơi thông các cống rãnh để nước thoát nhanh, đồng thời khắc phục các...
Bà Rịa-Vũng Tàu: Ghi nhận 8 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến nay, số ca sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 10.408 ca; trong đó có 623 ca sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, 123 ca sốt...
Kon Tum: Mỏ cát ở xã Đăk Pxi vi phạm các quy định của pháp luật
Tổ liên ngành xác định Công ty 87 đã tự ý mở đường ra giữa sông để khai thác khoáng sản, vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước và...
Quảng Ngãi: Sớm bàn giao 50% mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, Quảng Ngãi phấn đấu sẽ bàn giao ít nhất 50% mặt bằng của dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông cho Ban...